Chia sẻ Lời Chúa - Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm C

  • 14/05/2022
  • “Nếu các ngươi không sám hối thì các ngươi cũng phải chết như vậy" (Lc 13,5)

    Trong cuốn sách "Truyện cổ dân gian Ấn Độ" có thuật lại câu chuyện này: Ngày xửa ngày xưa có một ông vua rất hùnh mạnh...từng kéo đại quân đi xâm chiếm nhiều nước láng giềng. Danh tiếng của nhà vua vang lừng khắp nơi. Vua chúa các nước chư hầu hết thảy đều sợ ông ta và thường mang đồ đến cống để lấy lòng.

    Nhưng trong nước nhà vua này lại xuất hiện một tẹn cướp gan dạ....ngày đêm hắn chuyên di cướp bóc khiến mọi người vô cùng sợ hãi. Nhà vua đã nhiều lần sai quân lính đi lùng bắt tên cướp đó nhưng hắn ẩn hiện bất ngờ nên quân lính không thể nào mà bắt được hắn.

    Nhưng rồi một hôm kia tên cướp tìn về nhà để thăm người chị ruột của hắn. Một người hàng xóm biết được ...vội đi trình vua. Lập tức quân lính của nah vua bao vây làng đó và sau một phen chống cự kịch liệt, tên cuớp bị bắt. Quân lính trói  lại và giải đến cùng vua. Vua hỏi:

    - Tên mi là gì?

    Tên cướp hiên ngang đứng thẳng người đáp:

    - Tên tôi là Randin

    - Mi làm nghề gì?

    - Tôi làm nghề như Ngài.

    - Quân khốn kiếp - Vua tức giận hét lên.

    Mày nói gí mày có hiểu không?

    Mi là một tên cướp là đồ ăn trộm, đêm ngày đi cướp bóc của cải của thần dân ta

    Còn ta, ta là vua, đêm ngày không ngủ để lo chuyện ích quốc lợi dân. Đấy ta là ai và mi là ai...thì nhà ngươi đủ rồi.

    - Tâu bệ hạ, tên cướp đáp, xin Ngài chớ nổi nóng. Hãy bình tĩnh để nghe tôi nói:

    Ngài xâm chiếm ba nhiêu nước cướp phá bao nhiêu thành trì kiên cố và to lớn và giết hàng ngàn, hàng vạn người trên bãi chiến trường.

    Còn tôi đây chỉ là một kẻ lưu manh, một tên cướp nhỏ.

    Tôi không có binh lính, chỉ có một mình ăn cướp chút đỉnh. Tôi chỉ giết người khi cần bảo vệ tính mạng mình.

     Như vậy là tôi với Ngài cùng làm một nghề như nhau.

    Sự phân biệt giữa tôi với Ngài là ở mức độ tầm cỡ: Ngài là một tên cướp lớn, là tên xâm lược - Còn tôi là một kẻ lưu manh, một tên cướp nhỏ.

    Nhà vua nghe nói như thế lấ làm thú vị phá lên cười và truyền tha cho tên cướp.

    ***

    Quả là nhìn nhận lỗi lầm của mình là điều không hề đơn giản. Sự thường, chúng ta thường nhìn thấy lỗi lầm của kẻ khác, trong khi lại rất khó nhận ra những sai sót của mình.

    Tin Mừng hôm nay ghi lại một tình huống tương tự như vậy. Người Do-thái đến kể cho Đức Giêsu nghe về chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. Cũng như câu chuyện về tháp Si-lô-ê đổ xuống làm 18 người chết. Qua câu chuyện này, họ ngầm ý muốn nói rằng: những người đó đáng bị như vậy.

    Dưới con mắt của những người Do-thái thì những người này quả là những người bị Chúa phạt.

    ***

    Thái độ kỳ thị của người Do-thái nói trên, có thể cũng là thái độ của không ít người trong chúng ta. Chúng ta lại thường tỏ ra khắt khe khi kết án những sai sót của người khác, trong khi lại dễ dàng đối với những lỗi lầm của bản thân.

    Thường chúng ta hay có thái độ mừng vui, khi thấy những người chúng ta không ưa lại gặp phải những sự khó, nhất là những người thù ghét chúng ta. Dù không vui ra mặt, nhưng ít ra trong lòng cũng mừng thầm: “Cái ngữ ấy bị như thế là phải” hay “Ông Trời có mắt”…

    Trong gia đình, có khi cùng phạm một lầm lỗi như nhau, nhưng chúng ta thường cho lỗi của mình chẳng đáng là gì, trong khi lại lên án người khác một cách nặng nề.

    Cùng một biến cố xảy đến cho chúng ta, nhưng ít khi nào chúng ta nhìn nhận đó là những lời răn dạy của Chúa, để biết căn cứ vào đó mà hoán cải…

    Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã điều chỉnh lại quan niệm sai lầm của người Dothái. Ngài khẳng định rằng, không có chuyện Thiên Chúa phạt người này, hay lên án kẻ khác. Trước mặt Thiên Chúa, tất cả chúng ta đều là đối tượng của lòng thương xót của Ngài. Tuy nhiên, qua mỗi biến cố xảy ra cho chúng ta, Thiên Chúa muốn mời gọi chúng ta coi đó như một cơ hội để cảnh tỉnh mà rà lại cuộc sống của mình, như lời Ngài nói: “Nếu các ngươi không sám hối thì các ngươi cũng phải chết như vậy" (Lc 13,5)

    ***

    Lời cảnh báo mà Đức Giêsu đưa ra cho những người Do-thái hôm nay, nhắc nhở chúng ta rằng: Để có được sự sống đời đời, điều kiện tiên quyết đó là chúng ta phải thực lòng sám hối.

    Sám hối: Đây là chủ đề chúng ta đã nghe khá nhiều, nhưng đâu là ý nghĩa đích thực của sám hối? Nhiều người chỉ quan nhiệm rằng: Sám hối đơn giản chỉ là tăng cường đọc kinh, gia tăng việc tham dự các buổi ngắm, tham dự Thánh lễ hay lãnh nhận các bí tích, nhưng bấy nhiêu thôi chưa đủ. Mà sám hối còn là hối hận về tội lỗi của mình và quyết tâm thay đổi cuộc sống của mình.

    Như vậy muốn có được lòng sám hối thì điều kiện đầu tiên không thể thiếu đó là nhìn nhận mình là người tội lỗi và cần đến lòng thương xót và nhân từ của Thiên Chúa. Thế nhưng đã biết bao Mùa Chay đến rồi lại đi, chúng ta tự nhìn lại bản thân mình xem đã thay đổi được những gì?

    Nếu chưa thay đổi, có nghĩa là chúng ta chưa thực lòng sám hối. Vậy hôm nay đây, chúng ta cùng nài xin Chúa ban ơn cho chúng ta biết khiêm tốn nhìn nhận thân phận yếu đuối của mình và xin Chúa biến đổi để chúng ta có thể trở nên một con người mới như lòng Chúa ước mong.

    Lm Giuse Nguyễn Văn Tuyên

    Nguồn: gioitre-tnttgptb.org

    Bài viết liên quan