QUY CHẾ HUẤN LUYỆN
Đã được Đức giám mục đặc trách Ủy ban Giới trẻ và Thiếu nhi chính thứ phê chuẩn ngày 21.4.2019
DẪN NHẬP
Chúa Giêsu đã kêu gọi các tông đồ để các ông ở với Ngài, được Ngài huấn luyện và sai đi loan báo Tin Mừng.
Nội qui Thiếu Nhi Thánh Thể, điều 15 nói: Trong Cựu Ước, “Thiên Chúa dẫn đưa dân Do Thái vào sa mạc 40 năm để huấn luyện họ”. Theo đường lối sư phạm này, Thiếu Nhi Thánh Thể cũng áp dụng “vào sa mạc” như một phương thế huấn luyện thành viên các cấp của mình.
Về vai trò của người giáo dân, Công Đồng Vaticano II, trong Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân số 1 và 2 dạy: Vì muốn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tông đồ của đoàn Dân Thiên Chúa, Thánh Công Đồng ưu ái hướng về các Kitô hữu giáo dân, những người vẫn giữ một vai trò riêng biệt và vô cùng cần thiết trong sứ mệnh của Giáo Hội…
Hoàn cảnh hiện tại còn thúc bách hoạt động tông đồ ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn. Dân số ngày càng gia tăng, khoa học và kỹ thuật ngày càng tiến bộ, tương quan giữa con người ngày càng chặt chẽ, như vậy mở ra môi trường hoạt động tông đồ đa dạng, trong đó có khoảng không gian rộng lớn dành cho giáo dân.
Về việc huấn luyện, Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, điều 28 nhấn mạnh: Cần huấn luyện để làm việc Tông đồ. Hoạt động tông đồ chỉ đạt tới kết quả mỹ mãn nhờ việc huấn luyện đầy đủ và chuyên biệt. Sở dĩ đòi hỏi phải được huấn luyện chu đáo như thế không những vì người giáo dân phải tiến bộ liên tục về đời sống thiêng liêng và về giáo lý, mà họ còn phải thích nghi trong khi hoạt động với những hoàn cảnh khác biệt tùy theo thực tại, nhân sự cũng như tùy theo nhiệm vụ.
Lời Chúa trong Thánh kinh là nền tảng và là chất liệu đặc biệt được dùng để giáo dục, thánh hóa và hướng dẫn đời sống người trẻ cũng như trong các hoạt động tông đồ, xã hội. (NQ 3)
Chúa Giêsu Thánh Thể, “Trung tâm và nguồn động lực cho đời sống đức tin” là nguồn sống và là lý tưởng của Thiếu Nhi Thánh Thể. Người luôn hiện diện và hoạt động trong đời sống chúng ta (NQ 2)
Tôn chỉ của Thiếu Nhi Thánh Thể là sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong việc cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm tông đồ… (NQ 4)
Thiếu Nhi Thánh Thể là đoàn thể tông đồ giáo dân với mục đích:
- Đào luyện thanh thiếu nhi về 2 phương diện tự nhiên và siêu nhiên để các em trưởng thành hơn về nhân cách và đời sống Kitô hữu, nên tông đồ nhiệt thành.
- Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn thiếu nhi thông truyền Tin Mừng và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng. (NQ.1)
Thiếu Nhi Thánh Thể tạo cho các em bầu khí mới, lành mạnh, phấn khởi, thích nghi, cởi mở để hướng dẫn các em sống đạo cách ý thức, tích cực và tự nguyện. Đồng thời giúp các em có tinh thần dấn thân để hãnh diện giới thiệu Chúa với các bạn. (NQ.7)
Huấn luyện đoàn sinh và các cấp huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể là bổn phận và là trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong Phong trào. (NQ 44, 46, 48, 50)
Ban Nghiên huấn Tổng Liên đoàn, trực thuộc Ban Tuyên Úy và Ban Điều hành Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị các tài liệu, soạn thảo nội dung, đường hướng, phương pháp, thủ tục và tổ chức huấn luyện các cấp cho Thiếu Nhi Thánh Thể Việt nam.
CHƯƠNG I
TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN
I.- Ban NGHIÊN HUẤN TỔNG LIÊN ĐOÀN:
+ Trưởng ban: Linh mục Tổng Tuyên úy.
+ Phó ban: Tuyên úy đặc trách nghiên huấn.
+ Thư ký: Phó Ban điều hành Tổng Liên đoàn đặc trách nghiên huấn.
+ Thành viên:
- Các Tuyên úy Miền, Liên đoàn, đặc trách 5 Ngành của Tổng Liên đoàn.
- Các Tuyên úy đặc trách nghiên huấn Miền.
- Trưởng ban Điều hành Tổng Liên đoàn.
- Các phó ban Điều hành Miền đặc trách nghiên huấn.
- Các linh mục và huấn luyện viên chính thức được mời.
II.- Ban NGHIÊN HUẤN MIỀN
+ Trưởng ban: Tuyên úy Miền.
+ Phó ban: Tuyên úy đặc trách nghiên huấn Miền
+ Thư ký: Phó Ban điều hành Miền đặc trách nghiên huấn.
+ Thành viên:
- Các Tuyên úy đặc trách 5 Ngành của Miền.
- Các Tuyên úy Liên đoàn.
- Các Tuyên úy đặc trách nghiên huấn Liên đoàn.
- Trưởng Ban điều hành Miền.
- Các Phó Ban điều hành Liên đoàn đặc trách nghiên huấn.
- Các linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời.
III.- Ban NGHIÊN HUẤN LIÊN ĐOÀN
+ Trưởng ban: Tuyên úy Liên đoàn.
+ Phó ban: Tuyên úy đặc trách nghiên huấn liên đoàn.
+ Thư ký: Phó Ban điều hành liên đoàn đặc trách nghiên huấn.
+ Thành viên:
- Các tuyên úy đặc trách ngành của liên đoàn.
- Các tuyên úy hiệp đoàn
- Các tuyên úy đặc trách huấn luyện hiệp đoàn.
- Trưởng ban điều hành Liên đoàn.
- Các phó ban điều hành hiệp đoàn đặc trách huấn luyện.
- Các linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời
IV.- BAN HUẤN LUYỆN HIỆP ĐOÀN
+ Trưởng ban: Tuyên úy Hiệp đoàn.
+ Phó ban: Tuyên úy đặc trách huấn luyện hiệp đoàn.
+ Thư ký: Phó Ban điều hành Hiệp đoàn đặc trách huấn luyện.
+ Thành viên:
- Các tuyên úy đặc trách các ngành của hiệp đoàn
- Các tuyên úy xứ đoàn
- Trưởng ban Điều hành hiệp đoàn.
- Các phó ban điều hành xứ đoàn đặc trách huấn luyện.
- Các linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời
V.- BAN HUẤN LUYỆN XỨ ĐOÀN
+ Trưởng ban: Tuyên úy xứ đoàn.
+ Phó ban: Xứ đoàn trưởng.
+ Thư ký: Xứ đoàn phó đặc trách huấn luyện.
+ Thành viên:
- Hội đồng huynh trưởng.
- Các trợ úy của xứ đoàn.
- Các linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
I. Ban NGHIÊN HUẤN TỔNG LIÊN ĐOÀN:
1.- Nghiên cứu, soạn thảo và thống nhất:
- Tài liệu học tập và huấn luyện các cấp.
- Chương Trình Thăng Tiến đoàn sinh.
- Biểu mẫu văn thư về huấn luyện và chứng chỉ tốt nghiệp các cấp trên toàn quốc.
2.- Huấn luyện và cấp chứng chỉ Tuyên úy, Trợ úy, Trợ tá, Huấn luyện viên và Huynh trưởng các cấp trên toàn quốc.
3.- Lưu trữ các báo cáo kết quả huấn luyện từ các Miền và Liên đoàn gửi về.
4.- Hỗ trợ các Miền và các Giáo phận huấn luyện Tuyên úy, Trợ úy, Trợ tá, Huấn luyện viên và Huynh trưởng các cấp.
5 .- Ủy nhiệm cho các Miền hoặc liên đoàn huấn luyện Tuyên úy, Trợ úy, Trợ tá, Huấn luyện viên và Huynh trưởng các cấp; và cử Huấn luyện viên của Tổng liên đoàn đến hỗ trợ. Kết quả do Linh mục Tổng Tuyên úy chấp thuận, cấp chứng chỉ và công bố.
II. Ban NGHIÊN HUẤN MIỀN:
1.- Cộng tác với Ban nghiên huấn Tổng liên đoàn trong việc nghiên cứu, soạn thảo tài liệu học tập và huấn luyện các cấp, Chương Trình Thăng Tiến đoàn sinh.
2.- Huấn luyện và cấp các chứng chỉ trong Giáo tỉnh theo đương lối, thủ tục, nội dung và phương pháp của Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
3.- Báo cáo kết quả huấn luyện về Ban Nghiên huấn Tổng Liên đoàn (Theo mẫu)
4.- Lưu trữ kết quả huấn luyện từ các Liên Đoàn gửi về.
5.- Hỗ trợ cho các Liên Đoàn.
6.- Ủy nhiệm cho các Liên đoàn huấn luyện trợ úy, huynh trưởng cấp III và cử các huấn luyện viên của Miền đến hỗ trợ. Kết quả do Linh mục Tuyên úy Miền chấp thuận, cấp chứng chỉ và công bố.
III. Ban NGHIÊN HUẤN LIÊN ĐOÀN:
1.- Cộng tác với Ban nghiên huấn Tổng liên đoàn và Miền trong việc nghiên cứu, soạn thảo tài liệu học tập, huấn luyện và Chương Trình Thăng Tiến đoàn sinh.
2.- Huấn luyện và cấp chứng chỉ huynh trưởng cấp I, II (và cấp III với sự ủy nhiệm của Giáo tỉnh) trong Giáo phận theo đường lối, thủ tục, nội dung và phương pháp chung của Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
3.- Báo cáo kết quả huấn luyện về Ban Nghiên huấn Miền.
4.- Lưu trữ kết quả huấn luyện trong Giáo phận và các Hiệp đoàn gửi về.
5.- Ủy nhiệm cho Hiệp đoàn huấn luyện cấp I và cử các Huấn luyện viên Liên đoàn đến hỗ trợ. Kết quả do Tuyên úy Liên đoàn chấp thuận, cấp chứng chỉ và công bố.
IV. BAN HUẤN LUYỆN HIỆP ĐOÀN:
1.- Huấn luyện Huynh trưởng cấp I khi được Liên đoàn ủy nhiệm, theo đường lối, thủ tục, nội dung và phương pháp chung của Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
2.- Báo cáo kết quả huấn luyện về Ban Nghiên huấn Liên đoàn. Kết quả do Linh mục Tuyên úy Liên đoàn chấp thuận, cấp chứng chỉ và công bố.
V. BAN HUẤN LUYỆN XỨ ĐOÀN:
1.- Huấn luyện trợ tá, dự trưởng, tông đồ đội trưởng, các đoàn sinh, theo đường lối, thủ tục, nội dung và phương pháp chung của Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam. Kết quả do Linh mục Tuyên úy Xứ đoàn chấp thuận, cấp chứng chỉ và công bố.
2.- Cộng tác với Ban Huấn luyện Hiệp đoàn trong việc huấn luyện Huynh trưởng cấp I khi được Liên đoàn ủy nhiệm.
CHƯƠNG III
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
I.- Đoàn sinh:
Nội dung huấn luyện đoàn sinh là Chương Trình Thăng Tiến Thiếu Nhi Thánh Thể, gồm các bài học cho từng cấp, từng ngành, dựa theo lứa tuổi: Chiên Con, Ấu Nhi, Thiếu Nhi, Nghĩa Sĩ và Hiệp Sĩ:
- Giáo lý, Thánh Kinh (Theo chương trình giáo lý của Giáo phận)
- Phong Trào Thiếu nhi Thánh Thể
- Nhân bản
- Sinh hoạt, kỹ năng chuyên môn.
II.- Đội Trưởng:
- Mỗi năm có sa mạc huấn luyện tông đồ đội trưởng theo ngành trước khi trao quyền chỉ huy đội.
- Các ứng viên đội trưởng được học giáo lý, phong trào, nhân bản, sinh hoạt và kỹ năng chuyên môn nội dung như các đội viên cùng ngành nhưng được đào sâu hơn.
- Các ứng viên tông đồ đội trưởng được dạy thêm các bài học lý thuyết và thực hành về nghề Đội trưởng mỗi cấp, mỗi ngành.
- Nội dung huấn luyện tông đồ đội trưởng do ban nghiên huấn Giáo phận, Giáo xứ chọn lựa trong các đề tài sau:
a. Đội trưởng Ấu:
+ Trình bày trước nội dung giáo lý của năm học mới.
+ Nghiêm tập Thiếu nhi Thánh Thể: các thế ngồi, đứng, nghỉ, nghiêm ...
+ Hiệu lệnh tập họp: khẩu hiệu, thủ hiệu, âm hiệu
+ Các đội hình tập họp đội: 1 hàng dọc; 1 hàng ngang không có cờ và có cờ đội
+ Chào khi có cờ và khi không có cờ.
+ Di hành đội khi không có cờ và khi có cờ.
+ Đội tập họp chung: dọc; ngang; tròn; chữ U khi không có cờ và khi có cờ.
+ Các bài hát: Thiếu Nhi Tân Hành Ca; Bài ca Ngành;
+ Kinh đội trưởng, Bài hát “Lời nguyện tông đồ”
+ Kinh Dâng Ngày – Thực hành dâng ngày mỗi sáng
+ Cờ đội, tên đội, Bổn mạng đội và ngày lễ kính
+ Đội tham dự nghi thức chào cờ chung của đoàn.
+ Họp đội – sinh hoạt đội
+ Cách làm Hoa thiêng cá nhân;
b. Đội Trưởng Thiếu (Ôn lại bài học đội trưởng Ấu + them các bài sau)
+ Trình bày trước nội dung giáo lý của năm học mới.
+ Nghiêm tập: Hàng ngang, vòng tròn, chữ U
+ Trình diện cá nhân, trình diện đội khi không có cờ và khi có cờ.
+ Nhiệm vụ đội Trưởng, đội phó
+ Sổ sách đội: danh sách; điểm danh; sổ hoa thiêng của đội
+ Nút dây - dựng lều.
+ Dấu đường, quốc ngữ điện tín, Sémaphore
+ Morse, Semaphore, mật thư
c. Đội trưởng Nghĩa – Hiệp (Ôn lại bài học đội trưởng Thiếu + thêm các bài sau)
+ Trình bày trước nội dung giáo lý của năm học mới.
+ Họp đội
+ Đội tham gia công tác từ thiện, bác ái do Ngành hoặc Đoàn tổ chức
+ Dựng, trang trí lều
+ Đội vào sa mạc với Chi đoàn hoặc Ngành - bếp truyền thống - Nấu ăn ngoài trời
+ Lửa thiêng Thánh Thể
+ Hành trình sa mạc, ghi và nhận morse, semaphore, giải mật thư, dấu đường
+ Mật thư Thánh Kinh
+ Tham gia tọa đàm, hội thảo, thuyết trình
+ Du khảo
+ Thám du
III.- DỰ TRƯỞNG
Dự trưởng là thời gian chuẩn bị lên Huynh trưởng. Nội dung huấn luyện gồm:
- Thời gian dự trưởng là từ 3-6 tháng. Trong thời gian này Xứ đoàn sắp xếp để các em ôn lại nội dung Đội trưởng Nghĩa, Hiệp và thực hành phụ giúp công việc của Chi đoàn trưởng.
- Các em được Tuyên úy Đoàn giới thiệu tham gia Chương trình huấn luyện giáo lý và sa mạc Huynh trưởng cấp I.
IV.- HUYNH TRƯỞNG
Huynh trưởng-Giáo lý viên là những người lãnh đạo trong Phong trào, được thăng tiến qua 3 cấp:
1. Huynh trưởng Cấp I:
a. Thời gian huấn luyện: Gồm 3 học phần:
- Giáo lý. Hoàn tất chương trình đào tạo giáo lý viên cấp I (tùy theo từng Giáo phận).
- Tiền sa mạc: Là thời gian được hướng dẫn chuẩn bị vào sa mạc huấn luyện.
- Vào sa mạc: Ba ngày hai đêm.
b. Nội dung huấn luyện:
- Giáo lý: Chương trình huấn luyện giáo lý viên cấp I gồm có:
. Nhân bản
. Lịch sử cứu độ
. Tín Lý
. Sư phạm giáo lý (Lý thuyết và thực hành)
. Linh đạo Giáo lý viên cấp 1
. Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể gồm 8 đề tài lý thuyết:
+ Lịch sử và bước tiến Thiếu Nhi Thánh Thể;
+ Bản chất, Tôn chỉ, Mục đích Thiếu Nhi Thánh Thể;
+ Ơn gọi và sứ mạng Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể;
+ Phương pháp Thiếu Nhi Thánh Thể;
+ Những đức tính cần thiết của Huynh trưởng
+ Đời sống đạo của Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể;
+ Luật sống Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Vào sa mạc
- Tiền sa mạc: Đề tài và thời gian do Ban tổ chức sa mạc thông báo.
- Vào sa mạc: Gồm các đề tài:
+ Cách soạn và dạy bài khóa cho đoàn sinh.
+ Chương trình thăng tiến đoàn sinh
+ Khung cảnh Thánh Kinh.
+ Lãnh nhận Lời Chúa
+ Phương pháp hàng đội
+ Hành chánh Đội, Chi đoàn
+ Họp đội, Họp Chi đoàn
+ Tổng quát về tâm lý thiếu nhi
+ Các bài ca nghi thức của Thiếu nhi Thánh Thể
+ Các bài ca sinh hoạt của Thiếu nhi Thánh Thể
+ Lửa thiêng Thánh Thể
+ Hành trình sa mạc
+ Nghiêm tập
+ Sơ cấp cứu
+ Nút dây – Lều trại
c. Điều kiện tham dự:
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Nộp hồ sơ ghi danh trong thời hạn thông báo. Gồm:
. Đơn xin tham dự sa mạc.
. Chứng nhận kết quả Học phần Giáo lý cấp I.
. 2 tấm hình 3x4
. Sa mạc phí
- Tham dự Chương trình Tiền sa mạc (được hướng dẫn lúc nộp hồ sơ ghi danh)
d. Điều kiện tốt nghiệp:
- Chuyên cần: Tham dự đủ thời gian sa mạc (lý thuyết và thực hành).
- Sổ khóa: Ghi chép đủ các bài khóa trong sa mạc.
- Làm bài và đạt điểm.
- Thực tập: Sau sa mạc huấn luyện, sa mạc sinh trở về thực tập tại giáo xứ dưới sự nhận xét của Tuyên úy và Ban điều hành xứ đoàn.
- Tuyên hứa: từ 3 đến 6 tháng sau khi kết thúc sa mạc, những sa mạc sinh trúng tuyển sẽ tham dự tĩnh tâm và dự Lễ tuyên hứa.
- Nhận xét của cha Tuyên úy là một trong những điều kiện để được tuyên hứa.
2. Huynh trưởng Cấp II:
a. Thời gian huấn luyện: Gồm 3 học phần:
- Giáo lý: Hoàn tất chương trình đào tạo giáo lý viên cấp II (tùy theo từng Giáo phận).
- Tiền sa mạc: Thời gian được hướng dẫn chuẩn bị vào sa mạc Huấn luyện.
- Vào sa mạc: Hai đợt sa mạc, mỗi sa mạc gồm 2 ngày 1 đêm.
b. Nội dung huấn luyện:
- Giáo lý:
Nội dung huấn luyện Giáo lý viên cấp II, thường gồm:
. Phụng vụ và Bí tích
. Thánh kinh Nhập môn
. Sư phạm Giáo lý (Lý thuyết và thực hành)
. Linh đạo giáo lý viên cấp 2
Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể gồm 8 đề tài lý thuyết:
+ Phân công phân nhiệm trong đoàn
+ Phương pháp giáo dục siêu nhiên
+ Phương pháp giáo dục tự nhiên
+ Những yêu cầu về người lãnh đạo
+ Sống ngày Thánh Thể
+ Tinh thần kỷ luật và trách nhiệm
+ Chương trình Thăng tiến Thiếu nhi
+ Giáo dục theo tâm lý lứa tuổi
- Tiền sa mạc: Đề tài và thời gian do Ban tổ chức sa mạc thông báo
- Vào sa mạc: Gồm các đề tài thực hành huấn luyện Huynh trưởng cấp II.
+ Khung cảnh Thánh Kinh
+ Vai trò Thánh Kinh trong giáo dục thiếu nhi
+ Tổ chức giờ chầu Thánh thể trong đoàn
+ Tổ chức giờ chầu Thánh Thể trong sa mạc
+ Sinh hoạt trong giờ Giáo lý
+ Nghệ thuật kể chuyện cho thiếu nhi
+ Giao tế nhân sự
+ Chương trình dài hạn cho đoàn
+ Cách tổ chức chiến dịch – Thi đua
+ Thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Những yếu tố làm sinh động buổi họp
+ Nghi thức sai đi
c. Điều kiện tham dự:
- Nộp hồ sơ ghi danh Gồm:
. Đơn xin tham dự sa mạc (Mẫu)
. Bản sao chứng chỉ Huynh trưởng cấp I.
. Chứng nhận kết quả Giáo lý cấp II.
. 2 tấm hình 3x4
. Sa mạc phí
- Tham dự Chương trình Tiền sa mạc
- Chọn ngành: ghi trên Đơn xin tham dự sa mạc. (Ấu, Thiếu, Nghĩa, Hiệp)
d. Điều kiện tốt nghiệp:
- Chuyên cần: Tham dự đủ thời gian sa mạc.
- Sổ khóa: Ghi chép đủ các bài khóa trong sa mạc
- Hậu sa mạc: đạt điểm bài hậu sa mạc.
- Thực tập: Sau sa mạc huấn luyện, sa mạc sinh trở về thực tập dưới sự nhận xét của Cha Tuyên úy.
- Tốt nghiệp: Điểm tốt nghiệp được căn cứ vào điểm kết quả sa mạc
- Tuyên hứa: 6 tháng sau khi kết thúc sa mạc huấn luyện, Ban điều hành Liên đoàn công bố kết quả sa mạc huấn luyện, đồng thời gửi thông báo đến cha Tuyên úy liên quan và những sa mạc sinh trúng tuyển để tham dự tĩnh tâm và dự Lễ tuyên hứa.
- Nhận xét của cha Tuyên úy là một trong những điều kiện để được tuyên hứa.
3. Huynh trưởng Cấp III
a. Thời gian: Gồm 3 học phần:
- Giáo lý: Hoàn tất chương trình đào tạo giáo lý viên cấp III (tùy theo từng Giáo phận).
- Tiền sa mạc: Là thời gian được hướng dẫn chuẩn bị vào sa mạc huấn luyện.
- Vào sa mạc: Ba đợt sa mạc, mỗi sa mạc gồm 2 ngày 1 đêm.
b. Nội dung huấn luyện:
- Giáo lý.
Nội dung huấn luyện Giáo lý viên cấp III, thường gồm:
. Luân lý
. Thánh Kinh (Khám phá Lời Chúa)
. Sư phạm Giáo lý
. Lịch sử Giáo hội
. Linh đạo giáo lý viên
Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể:
+ Vai trò Thánh Kinh trong Giáo dục thiếu nhi
+ Huynh trưởng với việc dạy Giáo lý
+ Huynh trưởng nhà giáo dục thiếu nhi
+ Điều hành đoàn
+ Huấn luyện huynh trưởng
+ Huấn luyện đội trưởng
- Tiền sa mạc: Đề tài và thời gian do Ban tổ chức sa mạc thông báo.
- Vào sa mạc:
Các đề tài thực hành huấn luyện Huynh trưởng cấp III:
+ Phương pháp giáo dục siêu nhiên
+ Khung cảnh Thánh kinh
+ Phương pháp giáo dục tự nhiên
+Tổ chức nhân sự trong đoàn
+ Tổ chức Lửa thiêng Thánh Thể
+ Chương trình dài hạn
+ Tổ chức tọa đàm
+ Giải quyết xung đột
+ Hành trình sa mạc
+ Tổ chức một buổi lễ
+ Lãnh đạo
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Thu gọn và trải rộng một đề tài
+ Huấn luyện đội trưởng
+ Tâm lý tuổi Chiên, Ấu
+ Tâm lý tuổi Thiếu
+ Tâm lý tuổi Nghĩa - Hiệp sĩ
+ Các tình huống tâm lý cá biệt
c. Điều kiện tham dự:
- Nộp hồ sơ ghi danh Gồm:
. Đơn xin tham dự sa mạc (Mẫu)
. Bản sao chứng chỉ Huynh trưởng cấp II.
. Chứng nhận giáo lý cấp III.
. 2 tấm hình 3x4
. Biên lai sa mạc phí
- Tham dự Tiền sa mạc
- Chọn ngành: ghi trên Đơn xin tham dự sa mạc. (Chiên, Ấu, Thiếu, Nghĩa, Hiệp)
d. Điều kiện tốt nghiệp:
- Chuyên cần: tham dự đủ thời gian sa mạc.
- Sổ khóa: ghi chép đủ các bài khóa trong sa mạc
- Hậu sa mạc: làm bài Hậu sa mạc và đạt điểm.
- Thực tập: sau sa mạc huấn luyện, sa mạc sinh trở về thực tập sinh hoạt dưới sự nhận xét của Tuyên úy.
- Kết quả tốt nghiệp: căn cứ vào kết quả sa mạc và thực hành
- Tuyên hứa: 6 tháng sau khi kết thúc sa mạc huấn luyện, Ban điều hành Liên đoàn, Miền hoặc Tổng liên đoàn công bố kết quả, đồng thời gửi thông báo đến Tuyên úy liên quan và sa mạc sinh trúng tuyển để tham dự tĩnh tâm và dự Lễ tuyên hứa.
- Nhận xét của Tuyên úy là điều kiện cần để được tuyên hứa.
V.- HUYNH TRƯỞNG ĐẶC CẤP:
a. Mục đích: Đặc cấp đặc biệt dành cho những huynh trưởng thâm niên và có những đóng góp đặc biệt cho Phong trào. Huynh trưởng đặc cấp có thể không là Huấn luyện viên và cũng có thể đồng thời là huấn luyện viên.
b. Điều kiện dự tuyển:
- Là Huynh trưởng cấp III và đã phục vụ trong Phong trào liên tục từ 10 năm trở lên
- Đã từng hoặc đang là thành viên ban Thường vụ Liên đoàn, Miền và Tổng Liên đoàn, được cha Tuyên úy đơn vị hiện tại giới thiệu theo hệ thống.
c. Phương thức huấn luyện:
- Dự tuyển viên đăng ký.
- Ban Nghiên Huấn Tổng Liên đoàn giao 4 đề tài (Hoặc tự chọn với sự đồng ý của Ban Nghiên huấn):
. Một đề tài về Giáo lý – Thánh kinh trong Chương trình Thăng tiến Thiếu Nhi Thánh Thể
. 1 đề tài thuộc tài liệu huấn luyện huynh trưởng cấp I
. 1 đề tài thuộc tài liệu huấn luyện huynh trưởng cấp II
. 1 đề tài thuộc tài liệu huấn luyện huynh trưởng cấp III
- Dự tuyển viên làm bài và nộp cho Ban Nghiên huấn.
- Ban Nghiên huấn Tổng Liên đoàn thành lập ban Giám khảo, nghe, đánh giá và chấm điểm.
- Ban Giám khảo gửi điểm cho Ban Nghiên huấn Tổng Liên đoàn
- Tổng Liên đoàn công bố danh sách trung tuyển, gửi về các cha Tuyên úy liên quan và chuẩn bị nghi thức tuyên hứa.
d. Thời gian: 12 tháng.
- Dự tuyển viên có thời gian 6 tháng để chuẩn bị đề tài kể từ ngày nhận đề tài.
- Ban Nghiên huấn và ban Giám khảo sẽ tổ chức nghe bài, chấm bài và công bố kết quả trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhận bài làm của dự tuyển viên.
VI.- HUẤN LUYỆN VIÊN
Huấn luyện viên là những người được tuyển chọn trong số các Huynh trưởng cấp III hoặc Đặc cấp, được đào tạo để:
Trở thành Huấn luyện viên, góp phần vào việc xây dựng và phát triển Phong trào.
Từ trung ương đ
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
Đang online: 21 | Tổng lượt truy cập: 601,236