Phụ lục 2: Phương pháp dự giờ và đánh giá một tiết dạy Giáo lý

  • 12/05/2022
  • Phương pháp dự giờ và đánh giá một tiết dạy Giáo lý

    I - MỤC ĐÍCH

    1. Đối với những người phụ trách Giáo lý giáo xứ

       Tổng hợp cái hay, cái sáng tạo của các Giáo lý viên để phổ biến cho tập thể Giáo lý viên. Thấy được cái yếu, khuyết điểm chung của các Giáo lý viên, những người phụ trách Giáo lý giáo xứ sẽ hướng dẫn, sửa chữa, tổ chức chuyên đề để khắc phục.

    2. Đối với Giáo lý viên phụ trách tiết dạy Giáo lý

       Bồi dưỡng tay nghề.

    3. Đối với Giáo lý viên dự giờ

                Học hỏi những cái hay, cái sáng tạo, phương pháp của bạn, tránh được những thiếu sót trong tiết dạy, nhờ đó dạy tốt hơn các tiết dạy của mình.

    II – CÁC LOẠI TIẾT DỰ GIỜ

    1. Tiết dự giờ minh hoạ

    - Trong các khoá huấn luyện Giáo lý viên : Sau khi đã học lý thuyết, nên có một tiết dạy Giáo lý minh họa để áp dụng những điều đã học. Vì thế tiết dạy Giáo lý này phải được soạn thảo kỹ lưỡng, có đầu tư, có suy nghĩ kỹ hơn từ nội  dung, phương pháp đến đồ dùng dạy học.

    - Trong giáo xứ : Thỉnh thoảng nên tổ chức một tiết Giáo lý minh hoạ nhằm điều chỉnh, sưởi ấm, nâng cao phương pháp giảng dạy cho Giáo lý viên và việc học hỏi tích cực của học sinh.

                Vì thế, Giáo lý viên đứng lớp minh hoạ này phải  chuẩn bị tiết dạy thật chu đáo từ nội dung, phương pháp tới đồ dùng dạy học và chuẩn bị cho học sinh lớp của mình phương cách tham gia học hỏi cách tích cực như hăng hái tham gia phát biểu ý kiến – thảo luận sôi nổi – nghiêm trang trong cầu nguyện – nghiêm túc khi làm bài tập – hết mình trong sinh hoạt ….

    2. Tiết dự giờ đột xuất

                Kết quả mà các học sinh học hỏi được ở Giáo lý là trong giờ Giáo lý hàng tuần. Giáo lý viên dạy với sự chuẩn bị bình thường, theo hoàn cảnh, thời gian và khả năng tiềm tàng mình  có. Đó mới là thực chất giảng dạy của Giáo lý viên. Vì thế các ban điều hành Giáo lý cần chú ý đến việc dự giứo đột xuất để giúp giáo lý viên điều chỉnh cách giảng dạy cho phù hợp với hoàn cảnh và người học.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Lm. NGUYỄN VĂN TUYÊN. Sư phạm giáo lý, Nxb. Thành phố HCM. 1999

    2. GIUSE TRẦN VINH HÀ, OP, Sư phạm giáo lý, Lưu hành nội bộ, Hè 2000.

    3. Sư phạm giáo lý, Giáo phận Tp. HCM. Tài liệu huấn luyện Giáo lý viên.

    4. Lm. Fx. VIỆT, Sư phạm giáo lý. ĐCV. Thánh Quý Cần Thơ, 2001.

    5. TGM. NHA TRANG, Để dạy giáo lý hữu hiệu hơn, Nxb. Thuận Hoá, 1999.

    6. Lm. QUANG UY. DCCT, Một vài gợi ý về việc dạy giáo lý, www.Vietcatholic.org.tw

    7. TGM. XUÂN LỘC, Hồng ân huấn giáo, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội 2005.

     

    MỤC LỤC

    Phần I: Những nguyên tắc căn bản

    Bài 1: Thế nào là giáo lý

    Bài 2: Giáo lý viên là ai

    Bài 3: Chủ đích của giáo lý

    Bài 4: Giáo lý với Thánh Kinh

    Bài 5: Giáo lý với phụng vụ

    Bài 6: Giáo lý với các nền văn hoá

    Bài 7: Giáo lý hướng về con người

    Bài 8: Nội dung Giáo lý

    Phần II: Phương pháp giáo lý

    Bài 9: Đường lối truyền giảng Tin mừng của Chúa Giêsu

    Bài 10: Mấy nguyên tắc sư phạm căn bản

    Bài 11: Chuẩn bị và diễn tiến một giờ giáo lý

    Bài 12: Dẫn vào và công bố Lời Chúa

    Bài 13: Cầu nguyện trong bài giáo lý

    Bài 14: Sinh hoạt giáo lý

    Bài 15: Tâm lý lứa tuổi

    Phần III: Phụ lục

    Dựa theo tài liệu của giáo phận Xuân Lộc.

    Bài viết liên quan