Bài 8: Nội dung Giáo lý

  • 12/05/2022
  • Nội dung Giáo lý

    I. NHỮNG Ý LỰC CỦA NỘI DUNG GIÁO LÝ

    1. Ý định cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi

    Ý định đó sẽ phát sinh mọi mầu nhiệm khác, là mầu nhiệm thông hiệp nội tại: Cha, Con, Thánh Thần cùng chia sẻ một nguồn sống và một Tình yêu. Muốn chia sẻ và thông hiệp không thể chỉ có một Ngôi vị.

    2. Lịch sử cứu độ

    Ý định cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện từng bước trong thời gian. Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử loài người để phục hồi con người sa ngã. Toàn thể những sự can thiệp đó tạo nên lịch sử cứu độ. Lịch sử các dân tộc (lịch sử trần thế) là mặt nổi của lịch sử. Lịch sử cứu độ là mặt chìm của lịch sử.

    Lịch sử cứu độ diễn tiến theo nhiều giai đoạn liên tục: chuẩn bị ơn cứu độ (Cựu ước). Thực hiện ơn cứu độ (Tân ước). Phân phối ơn cứu độ (thời Giáo hội). Sau ngày tái lâm, công cuộc cứu độ sẽ được hoàn tất trong Nước trời.

    3. Chúa Kitô là trung tâm của lịch sử cứu độ

    a. Mầu nhiệm Chúa Kitô

    - Con người của Ngài là Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta).

    - Giáo huấn của Ngài được tóm trong hai mệnh đề: Thiên Chúa là ai? Ngài muốn gì?

    - Công cuộc của Ngài: thực hiện mọi lời hứa của Thiên Chúa, chủ yếu là Ơn cứu độ.

    b. Chúa Kitô là trung tâm của lịch sử

    Pascal cho rằng: Cựu ước nhìn Chúa Kitô như sự hoàn tất của mình. Tân ước ngoảnh lại nhìn Chúa Kitô như khởi điểm của mình. Cả hai Giao ước ngoảnh nhìn Chúa Kitô như tâm điểm.

    4. Mầu nhiệm Phục sinh

    Là trung tâm cuộc đời Chúa Kitô

    Là nền tảng của lòng tin Kitô giáo

    Là nguồn sống mới của kitô hữu.

    5. Chúa Kitô hiện đang tiếp tục hoạt động trong trần thế qua Thánh Thần và Giáo hội

    6. Nhiệm tích phân phát đời sống mới của Chúa Kitô

    7. Con người đáp ứng đời sống mới bằng sống theo gương Chúa Kitô

    8. Chúa Kitô quang lâm

    Lúc đó công cuộc cứu độ của Thiên Chúa trở nên viên mãn. Thế giới này được biến đổi thành “trời mới, đất mới”. Trong Nước hằng sống, những người được cứu độ sẽ đời đời hát lên bài ca mới: Alleluia (ngợi khen Chúa) và Amen (thật như vậy).

    II. QUI LUẬT TRÌNH BÀY NỘI DUNG GIÁO LÝ

    Trình bày theo hai nguyên tắc:

    1. Tôn trọng tính thống nhất và liên tục của công cuộc cứu độ

    Giáo lý phải cho thấy toàn bộ chương trình cứu độ và những giai đoạn thực hiện chính, tất cả đều hoà nhịp và ăn khớp với nhau.

    2. Thời sự tính

    Qua cách trình bày giáo lý, khuôn mặt siêu lịch sử của Chúa Kitô phải chiếu sáng rực rỡ. Chúa Kitô không thuộc về quá khứ nhưng là “Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi”. Lịch sử cứu độ đang tiếp diễn giữa chúng ta và chính chúng ta đang sống trong lịch sử cứu độ.

    III. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TRÌNH BÀY NỘI DUNG GIÁO LÝ

    1. Bốn phương thức chính

    - Theo diễn tiến của lịch sử cứu độ (I)

    - Theo diễn tiến của năm phụng vụ (II)

    - Phối hợp lịch sử cứu độ với năm phụng vụ (III)

    - Theo hệ thống (IV).

    2. Đánh giá mỗi phương thức

    - Phương thức I thích hợp với thiếu niên, vì thiếâu niên thích nghe chuyện và thường ngưỡng mộ các nhân vật lịch sử. Dĩ nhiên cũng hợp với người lớn.

    -  Phương thức II và III hợp với trẻ nhỏ vì cụ thể.

    - Phương thức IV chỉ có thể dùng cho người lớn.

    Bài viết liên quan