Bài 4: Người trẻ trưởng thành về Hôn nhân

  • 14/08/2021
  • Bài 4: Người trẻ trưởng thành về Hôn nhân

    BÀI 4
    NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH VỀ HÔN NHÂN

    “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10,9)

    1. Tại sao Thiên Chúa sắp đặt cho người nam và người nữ cho nhau?

    Thiên Chúa sắp đặt người nam người nữ cho nhau để họ "không còn là hai nhưng là một" (Mt 19,6). Cách này, họ sống trong Tình yêu, sinh con cái, trở nên dấu hiệu của chính Chúa, Đấng vô hình nhưng lại tràn trề Tình yêu.

    2. Bí tích Hôn phối diễn ra thế nào?

    Bí tích Hôn phối diễn ra qua lời hứa mà người nam và người nữ nói lên trước Thiên Chúa và Giáo hội, lời hứa được Thiên Chúa nhìn nhận và làm cho mạnh, và được hoàn tất do việc kết hợp thể xác của đôi bạn.
    Vì chính Chúa lập nên mối ràng buộc của Bí tích Hôn phối, nên nó nối kết cho đến khi một bên qua đời.

    3. Điều gì cần cho Kitô hữu lãnh Bí tích Hôn phối ?

    Cần 3 điều này:

    1/ tự ý muốn

    2/ quyết sống mãi, độc quyền kết hợp

    3/ sẵn sàng sinh con cái

    Tuy nhiên, điều căn bản về Bí tích Hôn phối là điều đôi hôn nhân cần biết: "Chúng tôi sống như hình ảnh Chúa Kitô yêu thương Giáo hội Người"

    4. Tại sao Hôn phối không thể chấm dứt - bất khả phân)?

    Hôn phối có 3 bất khả phân:

    1/ vì căn bản Tình yêu là tự hiến cho nhau không giữ lại gì hết.

    2/ vì đó là hình ảnh trung tín vô điều kiện của Thiên Chúa với thụ tạo của Người.

    3/ vì nó diễn tả Tình yêu Chúa Kitô yêu Giáo hội Người, đến nỗi chết trên Thánh giá.

    (Ep 5,25 Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh).

    5. Điều gì đe dọa Hôn phối ?

    Điều thực sự đe dọa Hôn phối là tội.

    Điều đổi mới nó là tha thứ.

    Điều làm cho nó mạnh mẽ là cầu nguyện và trông cậy vào Thiên Chúa hiện diện.

    6. Mọi người đều được gọi sống bậc Hôn phối phải không?

    Không phải mọi người được kêu gọi sống đời Hôn nhân.
    Người sống một mình (live alone) cũng có thể làm xong bổn phận mình trong cuộc sống.

    Kết hôn là đường riêng.

    Chúa Giêsu mời gọi người ta sống không kết bạn: "vì Nước Trời" (Mt 19, 12).

    (Nếu Chúa Kitô không có tay, thì tay của chúng ta làm thay cho Người. -Ẩn danh, thế kỷ 14)

    7. Tại sao Giáo hội cử hành Bí tích Hôn phối ?

    Luật cưới hỏi phải làm công cộng.

    Dâu, rể được hỏi về ý định thành hôn, linh mục, phó tế làm phép nhẫn.

    Dâu rể trao đổi nhẫn cưới và lời hứa "chung thủy với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh nạn cũng như lúc khỏe mạnh, để tôn trọng nhau suốt đời".

    Linh mục phê chuẩn chấp nhận đám cưới và ban phép lành.

    8. Yếu tố nòng cốt của hôn phối Công giáo là gì?

    1/ Một vợ một chồng (duy nhất- unity). Hôn phối là giao ước do tự nhiên đòi sự liên kết hợp nhất về xác, về trí, về tinh thần của 2 người nam-nữ.

    2/ Mãi mãi có nhau (bất khả phân chia-indissolubility) hôn phối đòi kéo dài tới chết.

    3/ Sẵn sàng đón nhận con cái.

    4/ Cam kết cho phúc lợi của người phối ngẫu.

    9. Người Công giáo có được kết hôn với người khác đạo không?

    Người Công giáo kết hôn và sống với người đạo khác (vd Phật giáo), có thể là nguyên nhân gây khó khăn cho đức tin mình, và khó khăn cho con cái sau này.

    Bởi trách nhiệm của Giáo hội đối với các tín hữu, Giáo hội lập ra những ngăn trở khác đạo.

    Nhưng những cuộc Hôn phối như thế vẫn thành phép khi có phép chuẩn của Giáo hội trước khi thành hôn.

    Hôn phối này không phải là Bí tích.

    10. Người chồng và người vợ luôn "gây chiến" với nhau có được li dị không?

    Giáo hội luôn rất trọng kính khả năng của người ta trong việc giữ lời hứa và tự buộc mình vào sự trung tín của cuộc sống lâu dài. Giáo hội nhớ lời họ đã đoan hứa.

    Mọi cuộc Hôn phối đều có nguy cơ khủng hoảng.

    Họ cần giải quyết với nhau, cầu nguyện với nhau, năng đi thăm cố vấn trị liệu, cũng như mở những đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
    Trên hết, nhớ rằng trong Bí tích Hôn phối còn luôn luôn có Người thứ ba ràng buộc, đó là Chúa Kitô, người ta có thể gợi lên niềm trông cậy hoài hoài.

    Có những người không thể chịu được nữa, khi ai đó bị bạo hành thể xác hay tinh thần, họ có thể li dị.

    Điều này gọi là "chia giường, chia bàn" trường hợp như thế phải trình Giáo hội. Trong những trường hợp này, ngay cả khi đời sống chung bị bể, Hôn phối vẫn còn giữ nguyên tính thành phép".

    10. Giáo hội có lập trường thế nào với những người li dị rồi tái hôn?

    Theo gương Chúa Giêsu, Giáo hội chấp nhận họ cách yêu thương.
    Bất cứ ai thành hôn trong Giáo hội, sau đó li dị, rồi tái hôn. Điều này nghịch lại đòi hỏi rõ ràng của Chúa Giêsu "Hôn phối bất khả phân". Giáo hội không thể xóa bỏ đòi hỏi yêu cầu này. Rút lại sự trung tín như thế, phản lại với Bí tích Thánh Thể, là Bí tích nói lên đặc tính Tình yêu Thiên Chúa không thể lấy lại, mà Giáo hội cử hành.

    Đó là lí do tại sao những người tái hôn này không được Rước lễ.

    11. Khi nói gia đình là Giáo hội thu nhỏ nghĩa là gì?

    Giáo hội ở trên qui mô lớn, gia đình ở trên qui mô nhỏ, đó là hình ảnh Tình yêu Chúa trong tình bạn nhân loại.

    Thực vậy, mọi cuộc Hôn phối đều hoàn toàn mở ra cho người bạn đời, cho con cái Thiên Chúa gửi đến, cho sự chấp nhận nhau, cho sự hiếu khách với tha nhân.

    Bài viết liên quan