Bài 5 - Gia đình với công cuộc Bảo vệ sự sống
Bài 5
GIA ĐÌNH VỚI CÔNG CUỘC BẢO VỆ SỰ SỐNG
“Người không được giết người” (Xh 20,13)
1. Tại sao không được giết mình (tự tử) hoặc giết người.
- Chỉ có Thiên Chúa là có quyền trên Sự Sống và Sự Chết.
Ngoại trừ trường hợp tự vệ chính đáng cho mình hoặc cho người (case of legitimate self-defence of one self or another), không một ai có quyền giết người khác.
(Mt 5,21 "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng, Chớ giết người. Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà.
Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, ai giận (angry) anh em mình, thì phải bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc (Hi lạp viết là “raca”nghĩa là đầu rỗng),thì phải bị đưa ra trước thượng hội đồng (sanhedrin). Còn ai chửi anh em mình là khùng (fool) thì phải bị lửa hoả ngục (gehenna) thiêu đốt).
(Không ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào, tự cho mình quyền trực tiếp giết người vô tội. Donum vitae 1987).
2. Điều răn thứ 5 cấm xâm phạm mạng sống thế nào?
- Giết người hoặc đồng lõa giết người đều bị cấm (be forbid).
Trong chiến trận (war), giết người không có khí giới (unarmed), cũng bị cấm.
Phá thai (abortion) từ sau khi thành thai (the moment of conception on) cũng bị cấm.
Tự tử (suicide), cắt chặt thân thể (self-mutilation), phá hủy thân thể (self-destructive) đều bị cấm.
Cho chết êm (euthanasia), giết người tàn tật (killing the handicaped), người bệnh (sick), người đang chết (the dying), đều bị cấm.
3. Tại sao không thể chấp nhận phá thai bất cứ giai đoạn nào?
- Mạng sống con người do Thiên Chúa ban thuộc quyền sở hữu của một mình Chúa: Nó là thánh thiêng (sacred) từ lúc nó hiện hữu đầu tiên, và nó không chịu bất cứ con người nào kiểm soát (control).
"Trước khi ngươi được thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi được sinh ra, Ta đã thánh hiến ngươi" (Jer 1,5).
4. Có được phá bào thai tàn tật (handicapted) không?
- Không. Phá bào thai dù nó tàn tật luôn là tội ác nặng (crime), cả khi phá nó với chủ ý để nó khỏi đau khổ về sau (sparing that person suffering later on).
5. Tại sao Điều răn thứ 5 bảo vệ sự toàn vẹn thể lý và tinh thần của con người?
- Vì quyền sống (right to life) và nhân phẩm (dignity) con người kết thành một (a unity), cả 2 không thể chia cách. Giết chết linh hồn (death spiritually) người ta khi dụ họ vào đường tội lỗi, cũng là giết.
(Thiên Chúa yêu thương ta hơn là chính ta yêu mình. Th. Têrêsa A.),
6. Ta nên đối xử với thân xác ta (our body) thế nào?
- Điều răn thứ 5 cũng cấm dùng bạo lực với thân xác mình (use of violence against one's own body).
Chúa Giêsu dạy yêu bản thân mình " Ngươi phải yêu tha nhân như chính mình ngươi" (Mt 22,39).
(1Cr 6,19 Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa).
7. Sức khỏe (health) quan trọng thế nào?
- Sức khỏe có giá trị quan trọng, nhưng không tuyệt đối (not an absolute one). Ta nên đối xử với thân xác như của Thiên Chúa ban cách biết ơn và cẩn trọng (gratefully and carefully), nhưng không để bị ám ảnh vì nó (be obsessed with it).
(Pl 3,19 chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian).
8. Người Kitô hữu đối xử với xác chết (corpe) ra sao?
- Tỏ ra kính trọng và yêu mến, nhận ra rằng Thiên Chúa đã gọi họ từ cõi chết tới sự phục sinh.
(Mt 5,9 Phúc cho ai đem lại hòa bình).
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
Đang online: 153 | Tổng lượt truy cập: 707,777