HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
ỦY BAN GIỚI TRẺ VÀ THIẾU NHI
NỘI QUI
THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
NGUỒN GỐC – DANH XƯNG
Năm 1870 do lời xin của cha Henri Ramière, Đức Giáo Hoàng Piô IX chúc lành cho các người trẻ thuộc “Đạo quân của Đức Giáo Hoàng” nhằm hỗ trợ Tòa Thánh trong việc truyền giáo bằng sự rước lễ, dâng ngày, hy sinh để cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, tổ chức này được gọi là Nghĩa Binh (Crusaders) và trực thuộc Hội Tông Đồ Cầu Nguyện. Năm 2016 hội này được Đức giáo hoàng Phanxico canh tân và đổi tên thành Mạng lưới cầu nguyện và Thiếu Nhi Thánh Thể toàn cầu.
Năm 1910, qua sắc lệnh Quam Singulari, Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X cho phép và cổ võ việc cho các thiếu nhi được rước lễ sớm (7 tuổi).
Năm 1917, trước tình trạng tục hóa trong các trường học của nước Pháp, cha Bessière, dòng Tên, đã thành lập Nghĩa Binh Thánh Thể để bảo vệ tâm hồn các thiếu nhi.
Nhìn thấy kết quả giáo dục của Nghĩa Binh Thánh Thể tại Pháp, hai Linh mục thuộc Tu hội Xuân Bích đã thành lập Đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam đầu tiên tại Hà Nội năm 1929, tại Huế và Sàigòn năm 1931.
Hưởng luồng gió canh tân của Công Đồng Vaticano II, năm 1965 Hội Nghĩa Binh Thánh Thể được đổi tên thành PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ, với ý thức: không chỉ hướng dẫn các thiếu nhi siêng năng cầu nguyện mà còn nhằm giáo dục đức tin và hướng dẫn các em làm tông đồ, giúp các em sống đạo qua các sinh hoạt vui tươi lành mạnh.
Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam đã được Giáo quyền phê chuẩn bằng văn thư số 16/74/GMĐT/ TĐGD, ngày 22.8.1974 và năm 2016 được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tái xác nhận trong Hội Nghị Thường Niên kỳ I họp từ ngày 04 đến 07/4/2016, đồng thời trao cho Đức cha đặc trách ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi chịu trách nhiệm chăm sóc.
CHƯƠNG I
BẢN CHẤT – MỤC ĐÍCH – TÔN CHỈ
Điều 1: Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam là đoàn thể Tông đồ Giáo dân (Công giáo Tiến hành) nhằm mục đích:
+ Đào luyện thanh thiếu nhi về 2 phương diện tự nhiên và siêu nhiên để các em trưởng thành hơn về nhân cách và đời sống Kitô hữu, nên tông đồ nhiệt thành.
+ Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn thiếu nhi thông truyền Tin Mừng và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng.
Điều 2: Chúa Giêsu Thánh Thể, Trung tâm và nguồn động lực cho đời sống đức tin, là nguồn sống và là lý tưởng của Thiếu Nhi Thánh Thể. Người luôn hiện diện và hoạt động trong đời sống chúng ta.
Điều 3: Lời Chúa trong Thánh Kinh là nền tảng và là chất liệu đặc biệt được dùng để giáo dục, thánh hoá và hướng dẫn đời sống người trẻ cũng như trong các hoạt động tông đồ, xã hội.
Điều 4: Tôn chỉ của Thiếu Nhi Thánh Thể là sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong sự cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm tông đồ, nhất là làm tông đồ cho giới trẻ như Công Đồng Vaticanô II trong sắc lệnh Tông đồ Giáo dân số 12 dạy: “Người trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ”.
Điều 5: Thiếu Nhi Thánh Thể hướng dẫn các em sống tình con thảo, yêu mến, tôn sùng Đức Maria và các thánh, cách riêng các Thánh Tử Đạo Việt Nam, theo gương các ngài đón nhận Chúa và đem Chúa vào đời như các ngài đã thực hiện cách tuyệt hảo.
Điều 6: Thiếu Nhi Thánh Thể đào tạo cho người trẻ tinh thần Giáo hội bằng cách yêu mến Chúa Giêsu, Đầu Nhiệm Thể và cũng là Thủ lãnh của Phong trào, qua việc vâng phục Đức Thánh Cha, vị đại diện Chúa Kitô, và thực hiện ý cầu nguyện hàng tháng của ngài.
Điều 7: Lãnh trách nhiệm Kitô hoá giới trẻ, Thiếu Nhi Thánh Thể tạo cho các em một bầu khí mới, lành mạnh, phấn khởi, thích nghi, cởi mở, để hướng dẫn các em sống đạo cách ý thức, tích cực, tự nguyện, đồng thời giúp các em có tinh thần dấn thân để hãnh diện giới thiệu Chúa với các bạn.
Điều 8: Để chu toàn nhiệm vụ giáo dục và thánh hoá người trẻ, Thiếu Nhi Thánh Thể cần sự cộng tác của quí cha, quí tu sĩ , quí phụ huynh, các đoàn thể, học đường và những tổ chức liên hệ với môi trường sống của Thiếu nhi.
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Điều 9: Để giáo dục toàn diện cho các em, Thiếu Nhi Thánh Thể sử dụng phương pháp tự nhiên và siêu nhiên thích hợp theo từng lứa tuổi: dùng Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể để Kitô hóa và thánh hóa tuổi trẻ, giúp các em vui mà học, học mà vui, nên người và nên thánh.
Điều 10: NGÀY THÁNH THỂ
Các em sống mầu nhiệm tận hiến của Chúa Giêsu Thánh Thể trong mọi chi tiết của đời sống, để mỗi ngày sống trở thành “Ngày Thánh Thể”.
Những việc lành truyền thống của Thiếu Nhi Thánh Thể là dâng ngày, dâng lễ, rước lễ, đọc Lời Chúa, lần chuỗi, viếng Chúa, hy sinh, làm việc bác ái và tông đồ.
Điều 11: HOA THIÊNG
Thực hiện Hoa thiêng là lối giáo dục đặc biệt của Thiếu Nhi Thánh Thể, là cách kiểm điểm đời sống thiêng liêng mà các em phải thực hiện hàng ngày cách chân thành và bền tâm.
Điều 12: KHUNG CẢNH THÁNH KINH VÀ BẦU KHÍ THÁNH KINH
Để Thiếu nhi được nuôi dưỡng bởi bầu khí đạo đức và thánh thiêng, Thiếu nhi Thánh Thể cần đưa các em vào Khung cảnh và Bầu khí Thánh Kinh. Vì thế Thiếu Nhi Thánh Thể ưu tiên sử dụng các trò chơi, bài hát, băng reo,… có nội dung Thánh Kinh và Giáo lý, nhằm giúp thiếu nhi thấm nhuần và thực hành Lời Chúa.
Điều 13: HỌP ĐOÀN SINH
Hội họp là sinh hoạt quan trọng của Thiếu Nhi Thánh Thể. Chính qua hội họp mà các em được đào luyện. Có hai hình thức chính là họp đội và họp chi đoàn. Nội dung họp và học hỏi sẽ căn cứ theo Chương trình Thăng tiến của các ngành, các cấp.
Điều 14: HỘI HỌP
+ Hội đồng Huynh trưởng Xứ đoàn họp mỗi tháng một lần để kiểm điểm tình hình sinh hoạt và đặt chương trình cho tháng sắp đến.
+ Ban điều hành Hiệp đoàn họp 3 tháng một lần để kiểm điểm và lên kế hoạch cho các sinh hoạt chung của Hiệp đoàn, đồng thời nhận và tổng kết báo cáo sinh hoạt của các Xứ đoàn.
+ Ban điều hành Liên đoàn họp mỗi năm một hay nhiều lần do cha Tuyên úy Liên đoàn triệu tập.
+ Ban điều hành Miền họp mỗi năm một vài lần do cha Tuyên úy Miền triệu tập.
+ Ban điều hành Tổng Liên đoàn mỗi năm họp ít là 1 lần do cha Tổng Tuyên úy triệu tập.
Điều 15: VÀO SA MẠC
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã dẫn dân Do Thái vào sa mạc 40 năm để huấn luyện họ. Theo đường lối sư phạm này, Thiếu Nhi Thánh Thể cũng áp dụng “Vào sa mạc” như một phương thế huấn luyện thành viên các cấp của mình.
Điều 16: CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN
Để giúp thiếu nhi thăng tiến liên tục và hữu hiệu, Thiếu Nhi Thánh Thể hướng dẫn bài học lý thuyết và thực hành gọi là “Chương trình thăng tiến Thiếu nhi Thánh Thể” gồm: Giáo lý theo Chương trình Giáo lý Giáo phận, nhân bản, phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể và kỹ năng chuyên môn.
Điều 17: CHIẾN DỊCH VÀ THI ĐUA
Để đưa lý tưởng vào đời sống thực tế, Thiếu Nhi Thánh Thể thường tổ chức:
+ Sinh hoạt thiêng liêng thích ứng với mỗi mùa trong năm Phụng vụ để giúp các em sống kết hiệp sâu xa với mầu nhiệm được cử hành.
+ Công việc tông đồ và bác ái xã hội xứng hợp cho người trẻ.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
Điều 18: Để đạt mục đích giáo dục cách hiệu quả, Thiếu Nhi Thánh Thể cần phải thống nhất về tổ chức trên bình diện quốc gia và liên kết quốc tế.
Điều 19: Thiếu Nhi Thánh Thể được chia làm 5 ngành theo lứa tuổi:
a) Ngành Chiên con từ 4 đến 6 tuổi để tập cho trẻ làm quen với nhà thờ, với sinh hoạt cộng đoàn và các việc đạo đức.
b) Ngành Ấu nhi từ 7 đến 9 tuổi.
c) Ngành Thiếu nhi từ 10 đến 12 tuổi.
d) Ngành Nghĩa sĩ từ 13 đến 15 tuổi.
e) Ngành Hiệp sĩ từ 16 đến 18 tuổi.
Điều 20: Thiếu nhi các ngành đều có 3 cấp liên tiếp: cấp I, cấp II và cấp III. Mỗi năm được trắc nghiệm khả năng, tiến qua một cấp và được mang cấp hiệu mới trong một nghi thức thăng tiến do các trưởng liên hệ thực hiện.
Điều 21: Khẩu hiệu của Thiếu Nhi Thánh Thể được qui định như sau:
a) Chiên con : Hiền lành.
b) Ấu nhi : Ngoan.
c) Thiếu nhi : Hy sinh.
d) Nghĩa sĩ : Chinh phục.
e) Hiệp sĩ : Dấn thân.
f) Huynh trưởng, và dự trưởng: Phụng sự
g) Trợ tá : Phục vụ.
h) Trợ úy : Nhiệt Thành
Khẩu hiệu chung của Thiếu Nhi Thánh Thể là Hy sinh.
Điều 22: Thiếu Nhi Thánh Thể được tổ chức theo hệ thống hàng đội với đơn vị căn bản là Đội gồm:
- Từ 7 đến 10 em cho các ngành Chiên con, Ấu nhi và Thiếu nhi.
- Từ 5 đến 8 em cho các ngành Nghĩa sĩ và Hiệp sĩ.
Mỗi đội được dẫn dắt bởi 1 đội trưởng và 1 đội phó.
Điều 23: Từ 3 đến 5 đội cùng ngành và cùng phái tính hợp thành Chi đoàn.
Do đó mỗi Xứ Đoàn có:
- Một hay nhiều Chi đoàn Chiên con.
- Một hay nhiều Chi đoàn Ấu nhi nam.
- Một hay nhiều Chi đoàn Ấu nhi nữ.
- Một hay nhiều Chi đoàn Thiếu nhi nam.
- Một hay nhiều Chi đoàn Thiếu nhi nữ.
- Một hay nhiều Chi đoàn Nghĩa sĩ nam.
- Một hay nhiều Chi đoàn Nghĩa sĩ nữ.
- Một hay nhiều Chi đoàn Hiệp sĩ nam.
- Một hay nhiều Chi đoàn Hiệp sĩ nữ.
Chi đoàn trưởng chịu trách nhiệm điều khiển và huấn luyện chi đoàn theo đúng Nội quy, Nghi thức, các mệnh lệnh cấp trên và các tài liệu chính thức của Thiếu Nhi Thánh Thể. Các Huynh trưởng phụ tá có nhiệm vụ trợ giúp Chi đoàn trưởng và thay thế khi Chi đoàn trưởng vắng mặt.
Điều 24: Chi đoàn trưởng phải hội đủ các điều kiện:
+ 18 tuổi cho ngành Chiên con, Ấu nhi và Thiếu nhi;
20 tuổi cho ngành Nghĩa sĩ và Hiệp sĩ.
+ Có chứng chỉ khả năng cấp I trở lên,
+ Đã tập sự ít nhất 6 tháng.
+ Được Tuyên úy Xứ đoàn bổ nhiệm.
Điều 25: Các Chi đoàn nam và nữ cùng ngành hợp thành Phân đoàn. Do đó có:
- Các Phân đoàn Chiên con thuộc ngành Chiên con.
- Các Phân đoàn Ấu nhi thuộc ngành Ấu nhi.
- Các Phân đoàn Thiếu nhi thuộc ngành Thiếu nhi.
- Các Phân đoàn Nghĩa sĩ thuộc ngành Nghĩa sĩ.
- Các Phân đoàn Hiệp sĩ thuộc ngành Hiệp sĩ.
Phân đoàn trưởng điều khiển công việc của Phân đoàn. Các Phân đoàn phó có nhiệm vụ trợ giúp và thay thế khi Phân đoàn trưởng vắng mặt.
Điều 26: Ngành trưởng chịu trách nhiệm điều hành và huấn luyện các Phân đoàn trong ngành. Các Ngành phó có nhiệm vụ trợ giúp và thay thế khi Ngành trưởng vắng mặt.
Điều 27: Các Ngành trong Giáo xứ, Giáo họ hợp thành Xứ đoàn, do cha Tuyên úy dẫn dắt, với sự cộng tác của Ban Điều hành Xứ đoàn. Thành phần ban này gồm:
+ Ban Thường vụ:
- Xứ đoàn trưởng.
- Một Phó đặc trách quản trị
- Một Phó đặc trách huấn luyện
- Một Thư ký
- Một Thủ quỹ
+ Các Thành viên:
- Các trưởng ngành
- Các Ủy viên
Đoàn trưởng và đoàn phó do Hội đồng Huynh trưởng Xứ đoàn bầu lên.
Thư ký, thủ quỹ, các ngành trưởng và các ủy viên do xứ đoàn trưởng và hai phó đề cử.
Các huynh trưởng trong Ban Điều hành Xứ đoàn phải được cha Tuyên úy chấp thuận.
Nhiệm kỳ của Ban điều hành xứ đoàn là 2 năm và được tái cử.
Điều 28: Các huynh trưởng trong ban Điều hành Xứ đoàn cần:
+ Có chứng chỉ Huynh trưởng cấp II trở lên.
+ Đã phục vụ trong Xứ đoàn ít nhất 1 năm với tư cách Huynh trưởng.
+ Được cha Tuyên úy Xứ đoàn chứng nhận tư cách, đạo đức và khả năng xứng hợp.
+ Ban Thường vụ Xứ đoàn được cha Tuyên úy Liên đoàn bổ nhiệm.
Điều 29: Ban Điều hành Xứ đoàn trực tiếp cộng tác với cha Tuyên úy về tinh thần, tổ chức và sinh hoạt của Xứ đoàn. Trách nhiệm được xác định như sau:
- Báo cáo hành chánh về Xứ đoàn đối với cấp trên.
- Phối hợp hoạt động các ngành trong Xứ đoàn.
- Đại diện Xứ đoàn đối ngoại.
- Đào tạo Trợ tá, Dự trưởng, Tông đồ đội trưởng và bồi dưỡng các Huynh trưởng trong Xứ đoàn.
Điều 30: Các Xứ đoàn trong một Giáo hạt hay một vùng hợp thành Hiệp đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, được cha Tuyên úy và Ban tuyên úy Hiệp đoàn hướng dẫn. Cộng tác với các ngài có Ban điều hành Hiệp đoàn.
a) Ban Tuyên úy Hiệp đoàn gồm có:
- Trưởng ban: Cha Tuyên úy hiệp đoàn do Đức giám mục Giáo phận chuẩn nhận.
- Thành viên: Các cha Tuyên úy Xứ đoàn.
b) Ban Điều hành Hiệp đoàn gồm có:
+ Ban Thường vụ:
- Hiệp đoàn trưởng.
- Một Phó đặc trách Quản trị.
- Một Phó đặc trách huấn luyện.
- Một thư ký.
- Một thủ quỹ.
+ Các Thánh Viên:
- Các ủy viên.
- Các xứ đoàn trưởng.
Hiệp đoàn trưởng và hai phó do Ban Thường vụ các Xứ đoàn bầu lên.
Thư ký, Thủ quỹ và các Ủy viên do Hiệp đoàn trưởng và hai Phó đề cử.
Các chức vụ trên phải được cha Tuyên úy hiệp đoàn chấp thuận.
Nhiệm kỳ Ban Điều hành là 3 năm và được tái cử.
Điều 31: Huynh trưởng Ban Điều hành Hiệp đoàn cần:
+ Có chứng chỉ huynh trưởng cấp III.
+ Được cha Tuyên úy Hiệp đoàn giới thiệu.
+ Ban Thường vụ được cha Tuyên úy Liên đoàn bổ nhiệm.
Điều 32: Với sự cộng tác của Ban Tuyên úy và Ban điều hành, cha Tuyên úy Hiệp đoàn phối hợp hoạt động các Xứ đoàn trực thuộc, tổ chức các khoá huấn luyện căn bản cho Huynh trưởng cấp I với sự ủy nhiệm của Liên đoàn, các cuộc họp bạn liên xứ, thăm viếng và đôn đốc giúp các Xứ đoàn thăng tiến.
Điều 33: Các Hiệp đoàn trong một Giáo phận hợp thành Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, được cha Tuyên úy và Ban Tuyên úy Liên đoàn hướng dẫn. Cộng tác với các ngài có Ban điều hành Liên đoàn.
a) Ban Tuyên úy Liên đoàn gồm có:
- Trưởng ban: cha Tuyên úy Liên đoàn do Đức Giám mục Giáo phận bổ nhiệm.
- Thành viên: Các cha đặc trách các ngành và các cha Tuyên úy Hiệp đoàn
b) Ban điều hành Liên đoàn gồm có:
+ Ban Thường vụ:
- Liên đoàn trưởng.
- Liên đoàn phó đặc trách quản trị.
- Liên đoàn phó đặc trách Nghiên huấn.
- Thư ký.
- Thủ quỹ,
+ Các thành viên
- Các Hiệp đoàn trưởng.
- Các ủy viên.
Liên đoàn trưởng và 2 phó do các Ban Thường vụ Hiệp đoàn bầu lên.
Thư ký, Thủ quỹ và các ủy viên do Liên đoàn trưởng và hai phó đề cử.
Các chức vụ trên được Cha Tuyên úy Hiệp đoàn hoặc Ban Huấn luyện Liên đoàn đề cử và được cha Tuyên úy Liên đoàn chấp thuận.
Nhiệm kỳ của Ban Điều hành Liên đoàn là 3 năm và được tái cử.
Điều 34: Huynh trưởng Ban Điều hành Liên đoàn cần:
+ Là thành viên trong Ban Điều hành Xứ đoàn hoặc Hiệp đoàn.
+ Có chứng chỉ khả năng Huynh trưởng cấp III.
+ Được cha Tuyên úy Hiệp đoàn hoặc Ban huấn luyện Liên đoàn đề cử.
+ Được cha Tuyên úy Liên đoàn bổ nhiệm.
Điều 35: Với sự cộng tác của Ban Tuyên úy và Ban Điều hành, cha Tuyên úy Liên đoàn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Liên đoàn: đào tạo Huynh trưởng các cấp, thăm viếng và đôn đốc sinh hoạt của các Hiệp đoàn.
Điều 36: Các Liên đoàn trong một Giáo tỉnh hợp thành Thiếu Nhi Thánh Thể Miền, được Cha Tuyên úy và Ban Tuyên úy Miền hướng dẫn. Cộng tác với các ngài có Ban Điều hành Miền.
a) Ban tuyên úy Miền gồm có:
- Trưởng ban: Cha Tuyên úy Miền được Đức Tổng giám mục Giáo Tỉnh chuẩn nhận.
- Thành viên: Các Cha đặc trách các ngành và các Cha Tuyên úy Liên đoàn.
b) Ban điều hành Miền gồm có:
+ Ban Thường vụ:
- Trưởng Ban Điều hành.
- Phó đặc trách Quản trị.
- Phó đặc trách Nghiên huấn.
- Thư ký.
- Thủ quỹ.
+ Các Thành viên:
- Các Liên đoàn trưởng.
- Các ủy viên.
c) Trưởng và 2 Phó do các Ban Thường vụ Liên đoàn bầu lên.
Thư ký, Thủ quỹ và các ủy viên do Trưởng Miền và hai phó đề cử.
Các chức vụ trên được cha Tuyên úy Liên đoàn hoặc Ban Huấn luyện Miền đề cử và được Cha Tuyên úy Miền chấp thuận.
Nhiệm kỳ của Ban điều hành Miền là 3 năm và được tái cử.
Điều 37: Huynh trưởng Ban điều hành Miền cần:
+ Là thành viên trong các Ban Điều hành Liên đoàn.
+ Có chứng chỉ khả năng Huynh trưởng cấp III.
+ Được cha Tuyên úy Miền giới thiệu.
+ Ban Thường vụ được Cha Tổng Tuyên úy bổ nhiệm.
Điều 38: Với sự cộng tác của Ban Tuyên úy và Ban Điều hành, cha Tuyên úy Miền chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Thiếu Nhi Thánh Thể trong Giáo tỉnh:
+ Hướng dẫn các Liên đoàn theo sát nội qui, đường lối sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể.
+ Tổ chức các sinh hoạt chung, liên kết các Liên đoàn trong Giáo Tỉnh.
Điều 39: Thiếu Nhi Thánh Thể các Miền hợp thành Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam được Đức cha Đặc trách, đại diện Hội đồng Giám mục, Cha Tổng Tuyên úy và Ban Tuyên úy Tổng liên đoàn hướng dẫn. Cộng tác với các ngài có Ban Điều hành Tổng liên đoàn.
a) Ban Tuyên úy Tổng Liên đoàn gồm có:
- Trưởng ban: Cha Tổng Tuyên úy do Đức Giám mục đặc trách bổ nhiệm.
- Thành viên: Các Tuyên úy Miền, Liên đoàn và các Tuyên úy đặc trách ngành,.
b) Ban điều hành Tổng Liên đoàn gồm có:
+ Ban Thường vụ:
- Trưởng ban
- Phó đặc trách quản trị.
- Phó đặc trách Nghiên huấn.
- Thư ký.
- Thủ quỹ.
+ Các Thành viên:
- Các Liên đoàn trưởng.
- Các Ủy viên.
Trưởng ban và 2 phó do các Ban Thường vụ Miền bầu chọn.
Thư ký, Thủ quỹ và các ủy viên do Trưởng ban và hai phó đề cử.
Các ứng viên trên được các cha Tuyên úy Miền và Ban Nghiên huấn Tổng Liên đoàn đề cử và được cha Tổng Tuyên úy chấp thuận.
Nhiệm kỳ của Ban điều hành Tổng Liên đoàn là 4 năm và được tái cử.
Điều 40: Các Ủy viên trong Ban Điều hành Tổng Liên đoàn gồm:
+ Ủy viên ngành Chiên con
+ Ủy viên ngành Ấu nhi.
+ Ủy viên ngành Thiếu nhi.
+ Ủy viên ngành Nghĩa sĩ.
+ Ủy viên ngành Hiệp sĩ.
+ Ủy viên Truyền thông và Báo chí
+ Ủy viên Xã hội
+ Ủy viên Liên lạc Cựu huynh trưởng
+ Ủy viên Kỹ thuật
+ Ủy viên Bảo trợ Ơn thiên triệu
+ Ủy viên Kinh tài.
Điều 41: Ban Điều hành Tổng Liên đoàn cần:
+ Là thành phần trong Ban Thường vụ Liên đoàn trở lên.
+ Có chứng chỉ khả năng cấp III.
+ Được một cha Tuyên úy Liên đoàn hoặc Ban Huấn luyện Tổng Liên đoàn đề cử.
+ Ban Thường vụ phải được cha Tổng Tuyên úy giới thiệu và được Đức cha Đặc trách bổ nhiệm.
Điều 42: Ban điều hành Tổng liên đoàn thi hành các quyết nghị của Ban Tuyên úy Tổng Liên đoàn.
Điều 43: Ban Nghiên huấn Tổng liên đoàn gồm:
+ Trưởng ban: Linh mục Tổng Tuyên úy.
+ Phó ban: Tuyên úy đặc trách nghiên huấn Tổng Liên đoàn.
+ Thư ký: Phó ban Điều hành Tổng Liên đoàn đặc trách nghiên huấn.
+ Thành viên:
- Các Tuyên úy đặc trách ngành của Tổng Liên đoàn.
- Các Tuyên úy Miền đặc trách nghiên huấn.
- Trưởng ban điều hành Tổng liên đoàn.
- Các Phó ban Điều hành Miền đặc trách nghiên huấn
- Các Linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời.
Điều 44: Ban Nghiên huấn Tổng liên đoàn có bổn phận:
- Nghiên cứu, biên soạn các tài liệu học tập và huấn luyện.
- Trực tiếp huấn luyện Tuyên úy, đào tạo huấn luyện viên các cấp và huynh trưởng đặc cấp trên toàn quốc. Ban Nghiên huấn có thể ủy quyền cho Miền hoặc Liên đoàn đào tạo huấn luyện viên và huynh trưởng đặc cấp, nhưng kết quả do Trưởng ban Huấn luyện Tổng Liên đoàn chứng nhận.
Điều 45: Ban Nghiên huấn Miền gồm:
+ Trưởng ban: Linh mục Tuyên úy Miền.
+ Phó ban: Tuyên úy Miền đặc trách nghiên huấn.
+ Thư ký: Phó ban Điều hành Miền đặc trách nghiên huấn.
+ Thành viên:
- Các Tuyên úy đặc trách ngành của Miền.
- Các Tuyên úy Liên đoàn
- Các Tuyên úy Liên đoàn đặc trách Nghiên huấn.
- Trưởng ban điều hành Miền.
- Các Phó ban Điều hành Liên đoàn đặc trách Nghiên huấn.
- Các Linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời.
Điều 46: Ban Nghiên huấn Miền đào tạo Trợ úy các cấp và Huynh trưởng cấp III. Ban Nghiên huấn Miền có thể ủy quyền cho Liên đoàn đào tạo Trợ úy và Huynh trưởng cấp III, nhưng kết quả do Trưởng ban Nghiên huấn Miền chứng nhận.
Điều 47: Ban Nghiên huấn Liên đoàn gồm:
+ Trưởng ban: Linh mục Tuyên úy Liên đoàn.
+ Phó ban: Tuyên úy Liên đoàn đặc trách nghiên huấn.
+ Thư ký: Phó ban Điều hành Liên đoàn đặc trách nghiên huấn.
+ Thành viên:
- Các Tuyên úy đặc trách ngành của Liên đoàn.
- Các Tuyên úy Hiệp đoàn.
- Các Tuyên úy Hiệp đoàn đặc trách huấn luyện.
- Trưởng ban điều hành Liên đoàn.
- Các Phó ban Điều hành Hiệp đoàn đặc trách huấn luyện
- Các Linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời.
Điều 48: Ban Nghiên huấn Liên đoàn trực tiếp huấn luyện Huynh trưởng cấp I và cấp II trong Giáo phận. Ban Nghiên huấn Liên đoàn có thể ủy quyền cho Hiệp đoàn huấn luyện Huynh trưởng cấp I, nhưng kết quả do trưởng Ban Nghiên huấn Liên đoàn chứng nhận.
Điều 49: Ban Huấn luyện Hiệp đoàn gồm:
+ Trưởng ban: Tuyên úy Hiệp đoàn.
+ Phó ban: Tuyên úy Hiệp đoàn đặc trách huấn luyện.
+ Thư ký: Phó ban Điều hành Hiệp đoàn đặc trách huấn luyện.
+ Thành viên:
- Các Tuyên úy đặc trách ngành của Hiệp đoàn.
- Các Tuyên úy Xứ đoàn.
- Trưởng ban Điều hành Hiệp đoàn.
- Các Phó ban Điều hành Xứ đoàn đặc trách huấn luyện.
- Các Linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời.
Điều 50: Ban huấn luyện Hiệp đoàn hỗ trợ các Xứ đoàn huấn luyện Trợ tá, dự trưởng và huấn luyện huynh trưởng cấp I khi được ủy quyền.
Điều 51: Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân số 28, Công đồng Vaticanô II dạy: “Việc tông đồ chỉ đạt tới kết quả mỹ mãn nhờ việc huấn luyện đầy đủ và chuyên biệt”. Do đó Huynh trưởng cần phải tham dự các khóa Huấn luyện:
+ Giáo lý viên cấp I cùng với sa mạc Huynh trưởng cấp I.
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
Đang online: 150 | Tổng lượt truy cập: 708,224