Bài 20 - Mật thư

  • 12/05/2022
  • Bài 20 - Mật thư

    I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN :

    1)  Mật thư :

    Mật thư là từ Việt dịch ra từ CRYPTOGRAM có gốc tiếng Hy lạp là KRYPTOS, có nghĩadấu kín, bí mật và GRAMMA có nghĩa là bản văn, lá thư. Mật thư có thể hiểu đơn giản là một bản thông tin được viết bằng các ký hiệu bí mật hoặc bằng các ký hiệu thông thường theo một cách sắp xếp bí mật mà người gửi và người nhận đã thỏa thuận trước với nhau nhằm giữ kín nội dung cần trao đổi. Các ký hiệu và cách sắp xếp ấy gọi chung là mật mã. Muốn hiểu được nội dung của mật thư thì phải khám những bí mật của mật mã được gọi chung là giải mã.

    2)  Một số từ chuyên môn :

    Bản văn gốc (bạch văn) : nội dung cần truyền đạt.

    Mã hóa (mật thư) : chuyển bạch văn sang dạng mật mã.

    Giải mã : chuyển mật mã sang bạch văn.

    Chìa khóa : dùng để hướng dẫn cách giải mật thư.

    II. THỰC HÀNH

    Mật thư là một trong những loại chuyên môn rất hấp dẫn và thú vị. Trong các trò chơi lớn, Huynh Trưởng thường phải dùng đến mật thư luôn. Các loại mật thư nhiều vô kể, dưới muôn hình thức và bằng những ký hiệu quái dị. Vì thế, sau đây chúng tôi giới thiệu với bạn một số loại tiêu biểu để các bạn làm quen, rồi sau khi đã nhuần nhuyễn các bạn có thể sáng tác những kiểu mới góp vào kho tàng chung. Xin mời bạn theo dõi:

    VIẾT THEO VẦN MORSE :

    Đồi núi :  cao: (-), thấp: (·), gạch ngang : ngắt.

    Bằng số lẻ và chẵn : số lẻ (·); số chẵn (-), số 0 : ngắt.

      Ví dụ : 20137109105050372 8503571093

    VIẾT THEO QUỐC NGỮ ĐIỆN TÍN :

    Chữ không dấu : ngayf mai chungs tooi sex ddi.

    Xen kẽ có dấu : KAIBỂCU NDÀEY CGŨHNIG DKỄ.

    Xen kẽ những chữ nhất định (Ví dụ : Hy Sinh).

    . Mỗi chữ thêm vào một vận của khẩu hiệu: hi sinh.

    CHHUNGS TIA CSUNGF DIDI VNEEF THRAIJ VHAF  SIUWAZ SSOANJ CIUOOCJ CNHOWI LHOWNS.

    . Lưu ý: Tìm bỏ hai tiếng hy sinh trước rồi đọc sau.

    Kiểu Napoleon : (đã được đơn giản hóa)

    Ví dụ : “Mời bạn tối nay tới dự cuộc vui với chúng tôi - hân hoan đón mời - Gấu.

      MAIT   ỰCVH            TÂAN G.

      ỜNNỚ           CVƠÚ            ÔNNM            Ấ

      ITAI     UUIN  THĐỜ            U

      BỐYD             ỘICH HOÓI

    Người nhận sẽ xếp lại theo hàng dọc mà đọc ngang

    Đổi khóa : Người gửi và người nhận đều phải có một bản mẫu tự :

      A  B  C  D  E  F  G  H  I   J   K   L ...

      1   2  3   4  5  6   7  8  9  10 11 12 ...

    - Mật thư được gửi đi với một con số làm chìa khóa với ý nghĩa : các chữ được viết trệch đi một khoảng bằng con số đó. Ví dụ : Với chìa khóa 3 (chữ C)

    . Thay vì viết A sẽ viết C                    B................ D

                                                                  C................ E ...

    . Chẳng hạn : “Ta ca” sẽ viết  “VC EC”

                                                         “Cho anh” sẽ viết “EKQ CPK”

    - Người nhận sẽ xếp một bản mẫu tự với các số tiếp theo của khóa. Trường hợp trên (khóa 3) sẽ có :

      A B C D E F G H ...

      3 4 5 6  7 8 9 10......

    . Sau đó đối chiếu hai bản mẫu tự với số làm liên lạc sẽ có chữ đúng :

      Ví dụ trên : EKQ CPK

    . E trên bảng I mang số 5, so sang bảng II, số 5 là chữ C, tuy mất công một chút nhưng kiểu này có vẻ trí thức lắm.

    - Để trò chơi thêm hào hứng, người ta không cho chìa khóa bằng số nữa, nhưng bằng một chữ ám hiệu nào đó. Thí dụ đầu mật thư sẽ đề : “Cần thơ ngày ...” có nghĩa là mật thư đánh bằng chìa khóa C (3).

    VẼ HÌNH :

    Hình chấm góc :

    Vị trí những chữ hình dung bằng những đường thẳng ghép lại kèm theo một chấm (.) để chỉ chữ bên phải, không chấm là chữ bên trái.

    Bài viết liên quan