KHÁI NIỆM :
Trong ngày, có ai mà không làm nút ít là một lần. Làm nút đòi hỏi phải đúng, nhanh gọn, dể tháo, muốn vậy phải tập làm đi làm lại. Các thủy thủ, các nhà thám hiểm, các nhà thể thao leo núi, cứu hộ... đều phải học làm nút.
Người ta tổng kết có khoảng 4000 nút các loại. Nhưng thực tế chúng ta nên biết và thực hành vài chục nút buộc thông thường bằng dây thừng, dây leo hay lạt, mây là đủ.
Biết và thực hành có nghĩa là hiểu rõ công dụng của từng nút để thích ứng cho từng trường hợp.
Một nút được gọi là hữu dụng cần phải có ba đặc tính sau đây:
- Có thể buộc thật nhanh.
- Tháo ra dễ dàng.
- Chắc chắn, nghĩa là có thể trông cậy được ở công dụng của nó.
Và khi nói đến nút, ta cũng phải đề cập về dây. Dây là do sự se kết của các thứ thảo vật như: bông, gai, đay, sơ dừa, cói, mây, tre... được đánh tơi ra rồi bện lại hoặc đập dập thành từng sợi.
. Một số chỉ se lại thành sợi (hay còn gọi là cố, tao).
. Nhiều tao se lại thành dây thừng.
Thừng to hay nhỏ là tùy ở số sợi se lại. Khi mua thừng, ta tìm mua loại thừng có 3,5,7... sợi. Đừng mua thừng có số sợi chẵn, vì thừng chẵn sẽ có một sợi được dùng làm lõi giữa, không cuốn chung với các sợi khác nên lực kéo chịu không tốt bằng thừng có số sợi lẻ được bện xoắn lại với nhau sẽ chịu lực tốt hơn.
Sử dụng xong phải phơi cho khô và bảo quản nơi thoáng mát, không cất giữ khi dây đang ẩm ướt, vì như thế dây dễ bị mục.
Dây sử dụng sẽ bị hư hao theo thời gian, do vậy, trước khi dùng lại, phải thử lại sức chịu của dây cho an toàn.
THỰC HÀNH:
Ở các cấp dưới, bạn đã được học những nút cơ bản và dễ. Là Huynh trưởng, Giáo lý viên bạn sẽ học những nút khó hơn, là những nút ghép cây, nút để thoát hiểm, nút cứu hộ, nút trang trí.
a. Nút ghế đơn :
- Công dụng: đưa người từ dưới (giếng...) lên. Nút này cột vòng qua 2 nách nạn nhân và kéo lên, hoặc đưa từ trên cao xuống.
b. Nút ghế kép : Có 2 cách, công dụng như nút ghế đơn nhưng chắc chắn và an toàn hơn. Nút ghế kép có 2 vòng: một vòng qua nách nạn nhân - một vòng qua mông để nạn nhân ngồi.
Cách I :
c. Nút gỗ đơn
Công dụng : công dụng như nút thòng lọng nhưng không chắc lắm nên ít dùng, thường chỉ dùng để cột dây cờ, tháo dễ nhưng dây lúc nào cũng phải căng để nút khỏi tuột.
d. Nút gỗ kép: rất chắc chắn, thường được dùng thay cho nút thòng lọng khi kéo gỗ(gọi là nút kéo gỗ) hay thay cho nút thuyền chài khi ráp cây chữ thập và chữ nhân.
e. Nút ghế anh: công dụng như nút ghế kép. Nút này có thể điều chỉnh 2 vòng tùy theo khổ người.
f. Nút ghế thợ sơn: công dụng dùng để cứu người bị nạn ; có thể nới vòng to, nhỏ theo khổ người, hoặc cho dễ chịu khi thắt bó vào người.
g. Nút vấn: công dụng cuốn dây cho gọn, hoặc nối 2 đầu gậy. Vấn xong, kéo đầu dây a cho đầu dây b tụt vào trong dây vấn. Nhớ để chừa đầu dây b lòi ra để khi gỡ dây cho dễ.
h. Nút thoát thân : có nhiều kiểu nút thoát thân khác nhau, sau đây là 2 kiểu an toàn nhất :
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
Đang online: 10 | Tổng lượt truy cập: 738,123